Gỗ cao su là gì?
Đặc điểm, khái niệm gỗ cao su – Rubber Wood là gì?
Đặc điểm cơ bản để nhận biết gỗ cao su so với các loại gỗ khác
Ưu nhược điểm của gỗ cao su
Gỗ cao su có tốt không?
Quy trình sản xuất sản xuất gỗ cao su tẩm sấy
Gỗ cao su là gì?
Gỗ cao su là một một loại gỗ thân cứng thuộc vùng nhiệt đới nóng ẩm. Gỗ cao su tên tiếng anh là Rubber Wood, Đặc biệt là khu vực Đông Nam Á rất thích hợp trồng loại cây này. Gỗ cao su được lấy từ phần thân của cây cao su (tên tiếng anh là: Hevea brasiliensis). Sau 20 năm cây hết khả năng cho nhựa, thì phần thân và gốc được sử dụng.
Đặc điểm, khái niệm gỗ cao su – Rubber Wood là gì?
Gỗ cao su được lấy từ cây cao su có độ tuổi từ 20 năm trở lên, khi mà cây cao su không còn cho mủ nữa. Theo nhiều người thì nó có nguồn gốc từ rừng Amazon phù hợp với nhiệt độ khí hậu nóng ẩm của Việt Nam. Được pháp đưa vào nước ta trồng lấy mủ cao su vào những năm 1878.
Hiện tại, cây cao su được trồng nhiều tại Việt Nam để khai thác gỗ. Sau khi người ta hoàn thành chu trình khai thác mủ hay còn gọi là nhựa cây. Cây có độ tuổi từ 25 – 30 năm tuổi thì năng suất mủ trở nên cực thấp. Cây này sẽ bị đốn đi để trồng những cây mới. Vì vậy, loài cây này rất “thân thiện với môi trường” có nghĩa là gỗ được khai thác từ một nguồn tái tạo.
Gỗ cao su thuộc nhóm VII, là nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng khá kém và dễ bị mối, mục nên thời gian trước không được ưa chuộng.
Đặc điểm cơ bản để nhận biết gỗ cao su so với các loại gỗ khác
Cây cao su có nguồn gốc ở nơi đâu vẫn là thắc mắc chung của nhiều người. Cây cao su ban đầu có nguồn gốc thuộc khu rừng mưa Amazon nhưng ngày nay thì loại cây này đã được trồng rất nhiều ở những vùng có điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, phát triển thích hợp trong nhiệt độ khoảng 22 – 30 độ C.
Riêng tại Việt Nam, lần đầu tiên loại cây này xuất hiện vào năm 1878 tại Sài Gòn do người Pháp đưa vào. Tuy nhiên, gỗ cao su không thể sống sót. Mãi đến năm 1897 loài cây này mới thực sự chính thức hiện diện, sống và sinh trưởng tốt. Và công ty cao su đầu tiên tại nước ta được thành lập có tên là Suzannah (Dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai) vào năm 1907. Cho đến nay, những tỉnh Đồng Nai, Tây Nguyên cũng như khu vực Đông Nam Bộ cũng trồng cây cao su.
Ưu nhược điểm của gỗ cao su
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ hơn so với những loại gỗ cứng khác, phù hợp với nhiều gia đình có kinh tế vừa phải.
- Độ bền cao, dẻo dai, không bị mối, mọt do đã qua xử lý 6 giai đoạn hiện đại
- Phù hợp làm nội thất phòng bếp, phòng ngủ, phòng làm việc, ốp sàn, tường…
- Đặc tính gỗ lâu năm nhưng có độ mềm mại tạo cảm giác dễ chịu.
- Là gỗ có cấu tạo đặc biệt nên chống nước và chống ẩm cực tốt trong nhiều điều kiện khác nhau
- Là gỗ trồng tự nhiên, không phá hủy môi trường, nguồn cung luôn ổn định
- Sản phẩm có độ dẻo dai và cứng cáp theo thời gian, có thể uốn cong hay thẳng mà không bị gãy nứt. Được như vậy là nhờ là tính đàn hồi tự nhiên của gỗ.
- Thân thiện với môi trường: có thể chống lại ảnh hưởng của tàn thuốc lá, các vật liệu dễ cháy. Trong trường hợp rủi ro gặp hỏa hoạn thì sàn gỗ cũng không thải các chất độc hại ra môi trường.
Nhược Điểm:
- Thuộc dòng gỗ giá rẻ nên không phù hợp làm các sản phẩm nội thất sáng trọng
- Là nhiều phôi gỗ cao su ghép lại thành ván ghép nên ít đồng bộ về màu sắc. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng của tấm ván.
- Nhược điểm của gỗ cao su có thể nói đây là loại gỗ có tuổi thọ không cao so với các dòng gỗ tự nhiên khác.
- Tính chất gỗ nhẹ, không cứng chắc như nhiều loại gỗ quý hiếm. Vân gỗ sở hữu màu vàng sáng tự nhiên không quá phù hợp với các thiết kế không gian c